Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2016

Tìm hiểu chuyên ngành tiếng anh thương mại

Tiếng anh thương mại được cho là một môn học đặc biệt tập trung vào các kỹ năng, các tình huống giao tiếp thương mại trong kinh doanh... Học tiếng anh thương mại giúp bạn sử dụng tiếng Anh giao tiếp chính xác, hiệu quả và thăng tiến trong công việc. 

Mục tiêu đào tạo
Kiến thức
Cung cấp cho người học những kiến thức tương đối rộng về ngôn ngữ Anh, văn hóa - văn minh, xã hội và văn học Anh - Mỹ; rèn luyện và phát triển các kỹ năng giao tiếp tiếng Anh ở mức độ tương đối thành thạo trong các tình huống giao tiếp xã hội và có trình độ nghiệp vụ chuyên môn thông thường; đủ để hoạt động trong các lĩnh vực chuyên môn như: giảng dạy, công tác biên – phiên dịch, các lĩnh vực hoạt động kinh doanh, kinh tế, xã hội, . . .
Kỹ năng
Đạt kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Anh ở trình độ Nâng Cao (Advanced).
Đạt kỹ năng biên dịch (Translation) hai chiều (Anh - Việt, Việt – Anh) ở  trình độ Trung cấp (Intermediate), và kỹ năng phiên dịch (Interpretation) ở trình độ tiền Trung cấp (Pre-Intermediate).
Đạt kiến thức nền ở các lĩnh vực Quản trị, Marketing, Ngoại thương, Tài chính-Ngân hàng, Du lịch-Khách sạn bằng tiếng Anh.
Trình độ ngoại ngữ
Bảo đảm cho sinh viên đạt được trình độ nghiệp vụ đủ để hoạt động và công tác trong các lĩnh vực chuyên môn như giảng dạy, công tác biên – phiên dịch, các lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh, kinh tế và xã hội v.v,;
Trang bị cho sinh viên kỹ năng học tập để có thể tự học tập nhằm tiếp tục nâng cao kiến thức và năng lực thực hành tiếng, bước đầu hình thành tư duy và năng lực nghiên cứu khoa học về các vấn đề ngôn ngữ, văn học hoặc văn hóa-văn minh của các nước cộng đồng Anh ngữ.
Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các công ty nước ngoài hay liên doanh với nước ngoài, khách sạn, công ty du lịch, trung tâm ngoại ngữ, các tổ chức, cơ quan có sử dụng tiếng Anh trong giao dịch, kinh doanh.
Một bộ phận sinh viên tốt nghiệp có thể làm công tác giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, TCCN
Người học nắm vững kiến thức và kỹ năng thực hành biên dịch, phiên dịch và biết sử dụng các kỹ thuật và phương pháp biên dịch, phiên dịch để hoàn thành nhiệm vụ nghề nghiệp của mình.

Người học nắm vững kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh, kiến thức tiếng Anh chuyên ngành trong lĩnh vực này để phục vụ các mục đích nghề nghiệp.

Người học sẽ phát triển các năng lực và kỹ năng khác cần thiết để làm việc và phát triển trong môi trường làm việc hội nhập như kỹ năng thuyết trình, thuyết phục, đàm phán, năng lực hợp tác, chia sẻ, năng lực quản lý và năng lực tự học để học tập liên tục, học tập suốt đời.

Sự khác nhau giữa các trường
Ngành Tiếng Anh Thương mại trong cả nước được đào tạo tương đối giống nhau. Nếu có sự khác nhau thì chỉ là về phương pháp giảng dạy và khung bài giảng.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỤ THỂ:
Nhìn chung, ngành tiếng anh thương mai có chương trình đào tạo gần tương đồng. Sau đây là kiến thức cơ bản trong khung mà một học sinh cần nắm
1. KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG                                        55 ĐVHT
1.1. Lý luận Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh: 15 ĐVHT
1.1.1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin – Phần 1
(Fundamentals of Marxism-Leninism, Part 1):                       03 ĐVHT
1.1.2. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin – Phần 2
(Fundamentals of Marxism-Leninism, Part 2 :                       05 ĐVHT
1.1.3. Đường lối cách mạng của Đảng CSVN
(Vietnam Communist Party’s Revolutionary Policies):          04 ĐVHT
1.1.4. Tư tưởng Hồ Chí Minh
(Ho Chi Minh’s Thoughts):                                                     03 ĐVHT
1.2. Các môn Khoa học xã hội, nhân văn-nghệ thuật: 28 ĐVHT
§         Bắt buộc: 19 ĐVHT
-  Tiếng Việt (Vietnamese Language):                                    03 ĐVHT
-  Dẫn luận ngôn ngữ học (Introduction to Linguistics):        03 ĐVHT
-  Cơ sở văn hóa Việt Nam (Fundamentals of Vietnamese Culture): 03 ĐVHT
-  Ngôn ngữ học đối chiếu (Comparative Liguistics):             02 ĐVHT
- Phương pháp học tập và nghiên cứu khoa học
   (Study Skills & Research Methodology):                            02 ĐVHT
                  -  Quản trị học (Management Fundamentals):                        03 ĐVHT
-  Marketing căn bản (Basic Marketing):                                03 ĐVHT
§         Tự chọn: 9 ĐVHT (sinh viên chọn 3 trong 6 môn học sau)
-  Kinh tế học đại cương (Overview of Economics):              03 ĐVHT
-  Giao tiếp trong kinh doanh (Communication in Business): 03 ĐVHT
-  Hành vi khách hàng (Customer Behavior):                         03 ĐVHT
-  Nghiệp vụ xuất nhập khẩu (Import-Export Operations):    03 ĐVHT
                  - Môi trường kinh doanh quốc tế (International Business Environment): 03 ĐVHT
                        - Quản trị SX và tác nghiệp (Production&Operations Management):03 ĐVHT
1.3. Các môn Toán-Tin học- Khoa học tự nhiên-Công nghệ-Môi trường: 07 ĐVHT
                  -  Tin học cơ sở (General Informatics):                                   04 ĐVHT
                  -  Mạng Internet (Interconnected Computer Networks):       03 ĐVHT
1.4. Giáo dục thể chất (Physical Training): 05 ĐVHT
1.5. Giáo dục quốc phòng (Militia Training): 165 tiết
2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:                                       156 ĐVHT
2.1. Kiến thức cơ sở (Tiếng):                                                       60 ĐVHT
2.1.1. Tiếng Anh 1 (English Language Skills 1):                          16 ĐVHT
2.1.2. Tiếng Anh 2 (English Language Skills 2):                          16 ĐVHT
2.1.3. Tiếng Anh 3 (English Language Skills 3):                          16 ĐVHT
2.1.4. Tiếng Anh 4 (English Language Skills 4):                          12 ĐVHT
2.2. Kiến thức ngành chính:                                                       96 ĐVHT
2.2.1. Kiến thức chung của ngành chính:                      20 ĐVHT
2.2.1.1. Kiến thức ngôn ngữ: 10 ĐVHT
      -  Ngữ âm – Âm vị học (Phonetics&Phonology):                               03 ĐVHT
      -  Ngữ pháp học (Morphology&Syntax):                                            04 ĐVHT
-  Ngữ nghĩa học (Semantics):                                                            03 ĐVHT
2.2.1.2. Kiến thức văn hóa – văn học: 10 ĐVHT
      -  Văn học Anh – Mỹ (British&American Literature):                       04 ĐVHT
      -  Văn hóa Anh (British Culture):                                                       03 ĐVHT
      -  Văn hóa Mỹ (American Culture):                                                    03 ĐVHT
2.2. 2. Kiến thức chuyên ngành (bắt buộc):                   50 ĐVHT
-  Lý thuyết dịch (Translation Theory):                                               02 ĐVHT
      -  Thực hành dịch (Translation & Interpretation):                               24 ĐVHT
-  Tiếp thị 1 (Marketing 1):                                                                  04 ĐVHT 
-  Tiếp thị 2 (Marketing 2):                                                                  04 ĐVHT 
      -  Quản trị 1 (Management 1):                                                            04 ĐVHT
      -  Quản trị 2 (Management 2):                                                            04 ĐVHT
-  Ngoại thương 1 (Foreign Trade 1):                                                 04 ĐVHT
-  Ngoại thương 2 (Foreign Trade 2):                                                 04 ĐVHT
2.2. 3. Kiến thức chuyên ngành (tự chọn):   06 ĐVHT
( Chọn 2 trong 4 môn học sau):
-  Tiếng Anh Kế toán (English for Accounting):                          03 ĐVHT                   
-  Tiếng Anh Công nghệ thông tin
(English for Information Technology):                                         03 ĐVHT
-  Tiếng Anh Tài chính-Ngân hàng
(English for Finance & Banking):                                                 03 ĐVHT       
- Tiếng Anh Du lịch-Khách sạn (English for Tourism & Hospitality):     03 ĐVHT
2.3. Kiến thức bổ trợ:                                                                               10 ĐVHT
    -  Kỹ năng thuyết trình (Presentation Skills/Public Speaking):       03 ĐVHT
    -  Kỹ năng viết văn học thuật (Academic Writing):                       03 ĐVHT
    - Ngữ pháp giao tiếp thương mại  (Communicative Business Grammar): 04 ĐVHT        
2.4. Thực tập tốt nghiệp và làm khóa luận (hoặc thi tốt nghiệp): 10 ĐVHT
·         Thực tập và viết báo cáo thực tập tốt nghiệp:                        03 ĐVHT
·         Viết khóa luận hoặc thi tốt nghiệp:                                         07 ĐVHT
·         Thi tốt nghiệp: 02 môn

Môn 1: Các môn lý luận chính trị (Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng CSVN) 

Môn 2: Tổng hợp chuyên ngành (kết hợp nội dung của các môn kiến thức ngành và chuyên ngành: Management, Marketing, Foreign Trade, Translation)

Việc làm sau tốt nghiệp: Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tiếng anh thương mại ra trường có thể đảm nhiệm bên bộ phận phiên dịch, biên dịch, quan hệ quốc tế và đối ngoại tại các doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế, xã hội của Việt Nam và quốc tế.

Nhờ được trang bị một khối lượng kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh, một cử nhân Tiếng Anh thương mại cũng có thể làm việc tại các vị trí khác trong các phòng chức năng của các tổ chức, với lợi thế đặc biệt về sử dụng Tiếng Anh trong lĩnh vực chuyên môn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét